Tìm hiểu về Extensible Provisioning Protocol (EPP)
Extensible Provisioning Protocol (EPP) là gì?
Extensible Provisioning Protocol (EPP) (tạm dịch: Mã trạng thái tên miền dùng giao thức mở rộng cung cấp) còn được gọi là “Mã trạng thái tên miền”. Thuật ngữ này dùng để mô tả trạng thái đăng ký của tên miền. Mỗi tên miền có tối thiểu một mã trạng thái.
Tên miền của bạn sắp bị huỷ?
Tên miền có được khoá an toàn để ngăn chặn việc chuyển nhượng, cập nhật hoặc xoá trái phép không?
Có bất kỳ hạn chế hoặc yêu cầu đang chờ xử lý mà bạn buộc giải quyết không?
Tìm hiểu mã trạng thái EPP của tên miền sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trên.
Nắm được mã trạng thái EPP rất quan trọng đối với người đăng ký. Vì đây chính là “chiếc chìa khoá” để bạn trả lời cho 3 câu hỏi quan trọng:
Tại sao tên miền của bạn ngừng hoạt động?
Tên miền có được bảo vệ khỏi hành vi chiếm đoạt trái phép chưa?
Khi nào tên miền của bạn hết hạn đăng ký?
Để tra cứu mã trạng thái tên miền, bạn có thể sử dụng công cụ Whois bằng cách truy cập vào: https://lookup.icann.org/en hoặc trang web của nhà đăng ký tên miền của bạn. Mã trạng thái tên miền sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Có bao nhiêu mã trạng thái EDP?
Hiện nay có 2 loại mã trạng thái EPP, bao gồm:
- Mã trạng thái của máy khách (Client Status Codes).
- Mã trạng thái của máy chủ (Server Status Codes).
Mã trạng thái của máy khách do các nhà đăng ký thiết lập. Một số nhà đăng ký sẽ tự động thiết lập số mã trạng thái khi bạn đăng ký tên miền. Tuy nhiên, nhiều nhà đăng ký khác chỉ thiết lập mã trạng thái nếu bạn yêu cầu.
Mã trạng thái của máy chủ do các nhà đăng ký thiết lập và chúng được ưu tiên hơn so với mã trạng thái của khách hàng. Khi thực hiện tra cứu Whois cho tên miền, bạn sẽ xác định được 2 mã trạng thái này.
Dưới đây là 17 mã trạng thái tiêu chuẩn hoá EPP (xem tại: std69) cùng mã trạng thái Registry Grace Period (RGP) (tạm dịch: Thời gian gia hạn đăng ký) (xem tại: RFC3915) được thể hiện thành 2 bảng:
Bảng 1 liệt kê những mã trạng thái máy chủ và RGP
Bảng 2 liệt kê các mã trạng thái của máy khách.
Hai bảng này sẽ giải thích ý nghĩa của mỗi trạng thái, lý do vì sao bạn nên quan tâm và những thao tác cần thực hiện đối với mỗi trạng thái.
Server Status Codes: mã do cơ quan đăng ký tên miền của bạn thiết lập
EPP Status Code | RDAP Status Mapping (Trạng thái giao thức truy cập dữ liệu đăng ký) | Ý nghĩa | Người đăng ký cần làm gì? |
addPeriod | Thêm thời gian | Sau khi đăng ký tên miền lần đầu, bạn sẽ được nhận được thời gian gia hạn do nhà đăng ký tên miền cung cấp. | Trạng thái này được thiết lập trong những ngày đầu sau khi tên miền của bạn được đăng ký. Không có bất kỳ vấn đề nào với tên miền của bạn. |
autoRenewPeriod | Tự động gia hạn thời gian | Đây là thời gian do nhà đăng ký tên miền cung cấp sau kỳ hạn đăng ký tên miền kết thúc và được gia hạn (gia hạn tự động). | Trạng thái này xuất hiện trong một khoảng thời gian giới hạn sau khi đăng ký tự động gia hạn tên miền của bạn. Nếu không muốn trả phí gia hạn, bạn có thể liên hệ với nhà đăng ký để thoả thuận theo chính sách riêng của họ. |
Inactive | Không hoạt động | Mã trạng thái này cho biết thông tin giao truyền (name server) không được liên kết với tên miền của bạn. Tên miền của bạn không được kích hoạt trong DNS và không được giải quyết. | Nếu tên miền vẫn ở trạng thái này, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý về sự chậm trễ trong quá trình đưa tên miền vào hoạt động. |
ok | Hoạt động | Đây là trạng thái tiêu chuẩn của một tên miền sau khi đăng ký. Lúc này, tên miền của bạn không có lệnh cấm hoặc hoạt động đang chờ cần xử lý. | Yêu cầu nhà đăng ký tên miền áp dụng các hạn chế trạng thái, như clienTransferProhibited, clientDeleteProhibited và clienUpdateProhibited. Đây là cách giúp bạn ngăn chặn việc chuyển nhượng, xoá hoặc cập nhật tên miền trái phép. |
pendingCreate | Đang chờ tạo | Yêu cầu tạo tên miền của bạn đã được nhận và đang được xử lý. | Nếu TLD đang ở giai đoạn đăng ký đặt biệt (ví dụ: giai đoạn sunrise), điều này cho thấy tên miền sẽ được cấp phát vào cuối giai đoạn đó.Nếu TLD không ở trong giai đoạn đăng ký đặc biệt và bạn KHÔNG phải là người đăng ký được liệt kê, bạn nên liên hệ ngay với nhà đăng ký tên miền của mình để giải quyết. |
pendingDelete | Đang chờ xoá | Mã trạng thái này có thể kết hợp với redemptionPeriod hoặc pendingRestore. Trong trường hợp này, tuỳ vào trạng thái (ví dụ: redemptionPeriod hoặc pendingRestore) được đặt trong tên miền. Nếu không kết hợp với redemptionPeriod, mã trạng thái này cho biết tên miền của bạn đã trong trạng thái redemtionPeriod trong 30 ngày và bạn chưa khôi phục tên miền trong giai đoạn 30 ngày đó. Tên miền của bạn sẽ tiếp tục ở trạng thái trong vài ngày. Sau đó, tên miền sẽ bị xóa và loại bỏ khỏi cơ sở dữ liệu của bảng đăng ký. Sau khi xoá, tên miền có thể được đăng ký lại theo chính sách của cơ quan đăng ký. | Nếu muốn giữ lại tên miền của mình, bạn cần liên hệ ngay với nhà đăng ký để thảo luận về những lựa chọn có sẵn. |
pendingRenew | Đang chờ gia hạn | Đây là mã trạng thái cho biết yêu cầu gia hạn tên miền của bạn đã được nhận và xử lý. | Nếu không yêu cầu gia hạn tên miền hoặc không muốn trả phí gia hạn, bạn hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký để thảo luận về những lựa chọn có sẵn. |
pendingRestore | Đang chờ khôi phục | Mã trạng thái này cho biết nhà đăng ký của bạn đã yêu cầu bảng đăng ký khôi phục tên miền (đã trong trạng thái redemptionPeriod) của bạn. Bảng đăng ký của bạn sẽ giữ tên miền ở trạng thái pendingRestore trong quá trình chờ nhà đăng ký cung cấp tài liệu phục hồi yêu cầu bắt buộc. Nếu nhà đăng ký không cung cấp tài liệu cho nhà điều hành bảng đăng ký trong khoảng thời gian nhất định để xác nhận yêu cầu phục hồi, tên miền sẽ trở lại trạng thái redemptionPeriod. | Bạn cần thường xuyên theo dõi mã trạng thái của tên miền trong khoảng thời gian 7 ngày để đảm bảo nhà đăng ký của bạn đã gửi tài liệu phục hồi đúng trong khoảng thời gian quy định. Nếu khoảng thời gian này kết thúc và tên miền trở lại trạng thái redemptionPeriod, bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để giải quyết các vấn đề làm ảnh hưởng đến việc cung cấp tài liệu phục hồi cho tên miền. |
pendingTransfer | Đang chờ chuyển đổi nhà đăng ký | Mã trạng thái này cho biết đã nhận yêu cầu chuyển nhượng tên miền của bạn đến nhà đăng ký mới và đang được xử lý. | Nếu không yêu cầu chuyển nhượng tên miền, bạn hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển nhượng thay mặt bạn. |
pendingUpdate | Đang chờ cập nhật | Mã trạng thái này cho biết nhà đăng ký đã nhận yêu cầu cập nhật và xử lý tên miền của bạn. | Nếu không yêu cầu cập nhật tên miền, bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ. |
redemptionPeriod | Thời gian mua lại | Mã trạng thái này cho biết nhà đăng ký của bạn đã yêu cầu bảng đăng ký xóa tên miền của bạn. Tên miền của bạn sẽ trở lại trạng thái này trong 30 ngày. Sau năm ngày kể từ khi kết thúc giai đoạn redemptionPeriod, tên miền của bạn sẽ bị xoá khỏi cơ sở dữ liệu của bảng đăng ký và có thể đăng ký lại. | Nếu muốn giữ tên miền của mình, bạn phải liên hệ ngay với nhà đăng ký để giải quyết các vấn đề đã dẫn đến việc nhà đăng ký yêu cầu xoá tên miền và sự xuất hiện trạng thái redemptionPeriod cho tên miền của bạn. Sau khi giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng và thanh toán đủ các khoản phí cần thiết, nhà đăng ký của bạn sẽ khôi phục lại tên miền. |
renewPeriod | Tên miền được gia hạn | Sau khi kỳ hạn đăng ký tên miền được nhà đăng ký gia hạn, bạn sẽ nhận được trạng thái renewPeriod. Nếu nhà đăng ký xóa tên miền trong giai đoạn này, cơ quan đăng ký tên miền sẽ cấp tín dụng cho nhà đăng ký để bù chi phí gia hạn. | Đây là trạng thái thông tin được đặt trong một khoảng thời gian giới hạn hoặc tên miền của bạn đã được nhà đăng ký gia hạn. Nếu không yêu cầu gia hạn đăng ký tên miền hoặc không muốn trả phí gia hạn, bạn hãy liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký để thoả thuận về những lựa chọn có sẵn. |
serverDeleteProhibited | Ngăn tên miền bị xoá | Mã trạng thái này giúp ngăn chặn việc xóa tên miền của bạn một cách trái phép. Đây là trạng thái không quá phổ biến nhưng thường được ban hàng trong những tranh chấp pháp lý, theo yêu cầu của bạn hoặc khi có trạng thái redemptionPeriod. | Đây là trạng thái cho thấy tên miền của bạn có vấn đề cần được giải quyết. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để cập nhật thêm thông tin và xử lý vấn đề. Nếu tên miền không xảy ra bất kỳ sự cố nào và bạn chỉ muốn xoá tên miền ấy, bạn phải liên hệ với công ty đăng ký tên miền và yêu cầu họ làm việc với Nhà điều hành cơ quan đăng ký tên miền xoá mã trạng thái này. Ngoài ra, một số nhà điều hành cung cấp dịch vụ khoá sổ đăng ký, cho phép người đăng ký thông qua nhà đăng ký đặt trạng thái này như một biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn việc xóa trái phép.Việc gỡ bỏ trạng thái này có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc gỡ bỏ clientTransferProhibited. Vì nhà đăng ký phải chuyển tiếp yêu cầu của bạn đến cơ quan đăng ký tên miền và chờ họ gỡ bỏ hạn chế này. |
serverHold | Không được kích hoạt trong DNS | Mã trạng thái này do nhà điều hành cơ quan đăng ký tên miền thiết lập. Tên miền của bạn không được kích hoạt trong DNS. | Nếu bạn đã cung cấp thông tin uỷ quyền (máy chủ định danh), trạng thái này cho biết tên miền của bạn có vấn đề cần giải quyết. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký tên để cập nhật thêm thông tin. Nếu tên miền của bạn không có bất kỳ vấn đề nào, nhưng bạn cần giải quyết vấn đề đó trong DNS, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký tên miền để cung cấp thông tin uỷ quyền cần thiết. |
serverRenewProhibited | Không thể gia hạn | Mã trạng thái này cho biết nhà điều hành cơ quan đăng ký tên miền sẽ không cho phép nhà đăng ký gia hạn tên miền của bạn. Trạng thái serverRenewProhibited không quá phổ biến, thường được áp dụng trong khi tranh chấp pháp lý hoặc khi tên miền của bạn đang có nguy cơ bị xóa. | Thông thường, trạng thái này biểu thị sự cố mà tên miền bạn gặp phải. Bạn nên liên hệ với nhà đăng ký để nhận thêm thông tin và giải quyết vấn đề. Nếu tên miền không gặp bất kỳ sự cố nào và bạn chỉ muốn gia hạn, bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký và yêu cầu họ làm việc với nhà điều hành đăng ký tên miền để gỡ mã trạng thái này. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với mã trạng thái clientRenewProhibited. Đó là vì nhà đăng ký tên miền phải chuyển tiếp yêu cầu của bạn đến cơ quan đăng ký tên miền và chờ thời gian gỡ bỏ hạn chế. |
serverTransferProhibited | Không cho phép chuyển nhượng tên miền | Trạng thái này không cho phép bạn chuyển nhượng tên miền từ nhà đăng ký hiện tại sang nhà đăng ký khác. Đây là trạng thái không phổ biến, thường được áp dụng trong tranh chấp pháp lý hoặc trong những tình huống khác, theo yêu cầu của bạn hoặc khi xuất hiện trạng thái redemptionPeriod. | Trạng thái này cho thấy tên miền của bạn có vấn đề và cần được giải quyết kịp thời. Bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu thêm thông tin và giải quyết vấn đề.Nếu tên miền không có bất kỳ sự cố nào và bạn chỉ muốn chuyển tên miền ấy sang một nhà đăng ký tên miền khác, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký tên miền và yêu cầu họ làm việc với nhà điều hành đăng ký tên miền để gỡ mã trạng thái này.Ngoài ra, một số nhà điều hành của cơ quan đăng ký tên miền cung cấp dịch vụ khoá sổ đăng ký, cho phép người đăng ký đặt trạng thái này như một biện pháp bảo vệ để chống lại việc chuyển giao trái phép. Việc gỡ trạng thái này có thể tốn nhiều thời gian so với việc gỡ mã trạng thái clientTransferProhibited. Vì nhà đăng ký phải chuyển tiếp yêu cầu của bạn đến cơ quan đăng ký tên miền và chờ họ gỡ bỏ hạn chế. |
serverUpdateProhibited | Không cập nhật tên miền | Mã trạng thái này cho biết tên miền của bạn sẽ bị khoá để ngăn việc cập nhật. Đây là trạng thái không phổ biến, thường được áp dụng trong khi tranh chấp pháp lý, theo yêu cầu của bạn hoặc khi xuất hiện trạng thái redemptionPeriod. | Trạng thái này cho thấy tên miền của bạn đang cập vấn đề cần giải quyết. Nếu vậy, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để cập nhật thêm thông tin hoặc để giải quyết vấn đề.Nếu tên miền của bạn không có bất kỳ sự cố nào hoặc chỉ muốn cập nhật tên miền đó, bạn cần liên hệ với công ty đăng ký tên miền của mình và yêu cầu họ làm việc với nhà điều hành của cơ quan đăng ký tên miền để gỡ mã trạng thái này. Ngoài ra, một số nhà điều hành cung cấp dịch vụ khoá sổ đăng ký, cho phép người đăng ký đặt trạng thái này như một biện pháp bảo vệ bổ sung để chống lại các bản cập nhật trái phép thông qua nhà đăng ký. Việc gỡ mã trạng thái này có thể tốn nhiều thời gian hơn so với việc gỡ clientUpdateProhibited. Đó là vì nhà đăng ký tên miền phải chuyển tiếp yêu cầu của bạn đến cơ quan đăng ký tên miền và chờ họ gỡ bỏ hạn chế. |
transferPeriod | Thời gian chuyển nhượng | Sau khi chuyển nhượng thành công tên miền từ nhà đăng ký này sang nhà đăng ký khác, tên miền của bạn sẽ có trạng thái transferPeriod. Nếu nhà đăng ký mới xoá tên miền trong giai đoạn này, cơ quan đăng ký sẽ cấp tín dụng cho nhà đăng ký để bù chi phí chuyển nhượng. | Đây là trạng thái xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định sau khi chuyển tên miền sang nhà đăng ký tên miền. Nếu không yêu cầu chuyển tên miền, bạn có thể liên hệ nhà đăng ký tên miền để tiến hành kiểm tra và tránh bị mất tên miền. |
Client Status Codes: mã do nhà đăng ký tên miền của bạn thiết lập
clientDeleteProhibited | Không cho phép khách hàng xoá tên miền | Mã trạng thái này cho biết cơ quan đăng ký tên miền từ chối yêu cầu xoá tên miền của bạn. | Đây là trạng thái mô tả bạn không thể xoá đăng ký tên miền, điều này có thể ngăn chặn việc xoá tên miền trái phép do bị chiếm quyền điều khiển hoặc gian lận. Nếu muốn xoá tên miền của mình, trước tiên bạn cần liên hệ với công ty đăng ký tên miền và yêu cầu họ xoá mã trạng thái này. |
clientHold | Tạm giữ tên miền | Mã trạng thái này cho biết cơ nhà đăng ký tên miền khoá hoạt tên miền của bạn trong DNS. Vì vậy, tên miền này sẽ không hoạt động được. Đây là mã trạng thái không quá phổ biến, thường được ban hành trong các tranh chấp pháp lý, không thanh toán, hồ sơ tên miền không đầy đủ. | Thông thường, trạng thái này cho biết tên miền của bạn có vấn đề và cần được giải quyết. Nếu vậy, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký tên miền của mình để giải quyết vấn đề. Nếu tên miền không có bất kỳ vấn đề nào, nhưng bạn cần giải quyết vấn đề ấy, bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký tên miền, cung cấp hồ sơ tên miền và yêu cầu họ gỡ bỏ mã trạng thái này. |
clientRenewProhibited | Không cho phép khách hàng gia hạn tên miền | Mã trạng thái này cho biết cơ quan đăng ký tên miền từ chối yêu cầu gia hạn tên miền của bạn. Đây là trạng thái không quá phổ biến, thường xuất hiện trong những tranh chấp pháp lý hoặc khi tên miền của bạn bị xoá. | Thông thường, trạng thái này cho biết tên miền của bạn đang gặp vấn đề và cần được giải quyết. Nếu vậy, bạn cần liên hệ với nhà đăng ký tên miền để giải quyết vấn đề.Đồng thời, nếu tên miền không có bất kỳ sự cố nào và bạn chỉ muốn gia hạn tên miền đó, bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký tên miền và yêu cầu họ gỡ mã trạng thái này. |
clientTransferProhibited | Không cho phép khách hàng chuyển nhượng tên miền | Mã trạng thái này cho biết cơ quan đăng ký tên miền từ chối yêu cầu chuyển tên miền từ nhà đăng ký tên miền hiện tại của bạn sang nhà đăng ký tên miền mới. | Trạng thái này cho biết bạn không thể chuyển nhượng đăng ký tên miền. Đây là cách giúp ngăn chặn việc chuyển nhượng trái phép do chiếm đoạt hoặc gian lận. Nếu muốn chuyển tên miền của mình, trước tiên, bạn cần phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền và yêu cầu họ gỡ mã trạng thái này. |
clientUpdateProhibited | Không cho phép khách hàng cập nhật thông tin tên miền | Mã trạng thái này cho biết cơ quan đăng ký tên miền từ chối yêu cầu cập nhật tên miền. | Trạng thái này cho biết bạn không thể cập nhật tên miền. Đây là cách giúp ngăn chặn việc cập nhật trái phép do gian lận. Nếu muốn cập nhật miền của mình, bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền và yêu cầu họ gỡ mã thông báo này. |